Không ai có quyền yêu cầu Việt Nam ngừng thăm dò các mỏ dầu ở vùng biển của Việt Nam

THỨ HAI, 29/07/2019 10:46:51

Bãi Tư Chính nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ đường cơ sở của Việt Nam.


Biên đội tàu Cảnh sát Biển tổ chức huấn luyện trên biển
Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

Theo điều 56 của UNCLOS 1982, trong vùng đặc quyền kinh tế của mình, các quốc gia ven biển, trong các quyền, có quyền chủ quyền đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật ở đó. Trong vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển cũng có quyền chủ quyền đối với các hoạt động khác như sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió.

Bởi vậy, mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển Việt Nam phải tuân thủ các quy định có liên quan của UNCLOS 1982, pháp luật Việt Nam và nếu không được phép của Việt Nam đều là xâm phạm vùng biển Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982.

Chiểu theo các quy định của luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982, bất kỳ quốc gia nào khác đều không có quyền trịch thượng “yêu cầu” Việt Nam ngừng công việc thăm dò các mỏ dầu ở khu vực biển của Việt Nam.

Việc cố tình quy kết Việt Nam tiến hành các hoạt động khoan thăm dò dầu khí “một cách đơn phương” tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là hoàn toàn vô lý. Phải chăng phát ngôn đó là nhằm đưa vùng biển hoàn toàn của Việt Nam trở thành vùng biển có tranh chấp, để rồi áp đặt cách hành xử theo kiểu “quyền lực thuộc kẻ mạnh”, thực hiện mưu đồ độc chiếm biển Đông.

Bãi Tư Chính có vị trí cận kề với đường hàng hải quốc tế, đóng vai trò quan trọng trong xây dựng, phát triển kinh tế và công tác quản lý, bảo vệ chủ quyền trên biển của Việt Nam. Các vùng lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam sẽ hoàn toàn bình thường, ổn định, nếu không bị các hành vi xâm phạm, bất chấp luật pháp quốc tế, gây phức tạp tình hình.

Từng trải qua nhiều năm chiến tranh, Việt Nam luôn coi trọng hòa bình, hữu nghị, hợp tác, luôn thiện chí và sẵn sàng giải quyết các vấn đề phát sinh trong quan hệ quốc tế bằng các giải pháp chính trị. Chủ trương nhất quán của Việt Nam là kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982, trước bất cứ hành vi nào xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển được xác định phù hợp với UNCLOS 1982. Trên cơ sở đó, Việt Nam triển khai đồng bộ các biện pháp hòa bình nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 

Khu vực Bãi Tư Chính nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ đường cơ sở của Việt Nam
Trước việc nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết: “Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam; tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực”. 

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng nêu rõ: “Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam tiếp tục triển khai nhiều biện pháp phù hợp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam”.

Việc duy trì hòa bình và trật tự trong khu vực, bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông, trong đó có khu vực bãi Tư Chính trên cơ sở luật pháp quốc tế đem lại lợi ích chung cho các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế. Bởi vậy, Việt Nam đã và đang nỗ lực thể hiện vai trò của một quốc gia có trách nhiệm trong cộng động quốc tế và mong muốn các quốc gia khác thực thi nghiêm túc luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, nhằm tạo dựng một khu vực hòa bình, ổn định, góp phần thúc đẩy hòa bình và phát triển trên thế giới.
TTXVN

Comment

Vui lòng nhập tiếng việt có dấu

  • THAI NGUYEN 8/1/2019 7:11:45 PM

    không phải là Trung quốc không biết là sai, không phải các quốc gia Đông Nam Á đều phản đối Trung Quốc độc chiếm Biển Đông, với chiến thuật gặm nhấm của loài Chuột, chiến thuật tạo sự đã rồi của loài Tu Hú và với những thủ đoạn thâm độc đối với ngư dân của các nước xung quanh Biển Đông và cậy thế mạnh nước lớn để chèn ép các nước nhỏ... Chính vì vậy Trung Quốc sợ nhất là các nước Đông Nam Á đoàn kết, thứ hai là sợ các nước liên kết tuần tra chung với Nhật, Mỹ, Úc, thứ ba là sợ đưa tranh chấp ra Quốc Tế... Một nước lớn mà sợ 3 điều đó thì việc nói và hành động tất không có chính nghĩa.

    Vui lòng nhập nội dung bình luận.

  • long 8/1/2019 3:00:21 PM

    Việt Nam nên đưa vụ này kiện lên tòa án quốc tế để thế giới biết được Trung Quốc là kẻ cố tình xâm chiếm biển đảo của Việt Nam.

    Vui lòng nhập nội dung bình luận.

  • Phạm Minh 8/1/2019 2:21:59 PM

    Cần sáng suốt và kiềm chế.

    Vui lòng nhập nội dung bình luận.

  • chunghuy70 8/1/2019 8:09:26 AM

    Chúng ta có lực lượng chấp pháp thi hành luật pháp trên biển. Tàu nào vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa chúng ta bắt đưa về xử lý. tỏ rõ sự cương quyết đấu tranh không khoan nhượng. Cần thiết kiến Trung Quốc đưa ra tòa án quốc tế xử lý, sao phải sợ.

    Vui lòng nhập nội dung bình luận.

  • cu mi 8/1/2019 7:19:59 AM

    VN nên đưa vụ này kiện lên tòa án quốc tế để thế giới biết được TQ là kẻ cố tình xâm chiếm biển đảo của VN ,khi mình đã có cơ sở pháp lý rồi TQ mò tới lúc đó ta sẽ đập luôn.

    Vui lòng nhập nội dung bình luận.

  • Nguyễn Hoàng 7/30/2019 4:14:22 PM

    Tại sao báo chí ta cứ đưa khu vực Hoàng sa, Trường sa là khu vực tranh chấp với Trung Quốc, mà theo vụ kiện của PLP, tòa trọng tài đã xác định Trung Quốc chẳng có gì ở biển đông.

    Vui lòng nhập nội dung bình luận.

  • lương chí binh 7/30/2019 3:47:42 PM

    phải vững vàng để bảo vể biên cương tổ quốc nhé các anh cảnh sát biển VN. Chống giặc ngoại xâm và nội xâm

    Vui lòng nhập nội dung bình luận.

  • phạm minh tuấn 7/30/2019 2:17:24 PM

    Hoàn toàn đồng ý ,trước sau gì thì mình cũng nên chỉ thẳng mặt không úp mở nữa ,làm thế để nó từ bỏ bớt hung hăng ,cần thiết nên kiện ra tòa án quốc tế cho nó chừa ,bây giơ mà k giám kiện ,thì đời sau con cháu sẻ kiện thôi ,lúc đó đâu còn sợ mất gì.

    Vui lòng nhập nội dung bình luận.

  • nguyenvanduc081955@gmail.com 7/30/2019 1:54:59 PM

    Đấu tranh bằng pháp lý và hòa bình thì Việt Nam phải kiện TQ ra tòa án quốc tế thôi .

    Vui lòng nhập nội dung bình luận.

  • Trịnh Xuân Ngọ 7/30/2019 1:46:42 PM

    T ại sao không nói thẳng ra là : Trung Quốc không có quyền yêu cầu Việt nam ngừng thăm dò các mỏ dầu ở vùng biển của Việt Nam , sợ gì phải úp úp mở mở .

    Vui lòng nhập nội dung bình luận.

  • Phạm Văn Ngọc 7/30/2019 11:56:47 AM

    luật đã có sẵn rồi cứ thế đối chiếu thôi! có phải là đang tranh chấp đâu mà kiện mới tụng. Nếu đi kiện ta lại mắc mưu Trung Quốc và các nước lớn nó dùng đây để thương lượng với nhau. Ta cứ đấu tranh hòa bình nhưng quyết liệt bằng các lượng lượng chấp pháp biển. Bố bảo Trung Quốc nó dám nổ súng trước, khi có tiếng sung vang lên ta tiện đà lấy toàn vẹn luôn Trường Sa và Hoàng Sa.

    Vui lòng nhập nội dung bình luận.

  • Vũ Văn Thông 7/30/2019 5:44:13 AM

    Theo tôi CPVN nên kiện china ra tòa án quốc tế để họ phân xử, vì hiện nay chủ trương của china là xâm lược, và họ hoàn toàn không có một lãnh hải trên vùng biển nay.

    Vui lòng nhập nội dung bình luận.

    • trần sơn 7/30/2019 9:47:48 AM

      hoàn toàn đồng ý cả vụ việc hoàng sa và trường sa nữa